Tin tức

Tin tức

Nơi An Dưỡng Hạnh Phúc Tuổi Già

 CHỈ 6 TRIỆU ĐÃ CÓ NƠI "SỐNG VUI - SỐNG KHỎE - SỐNG THỌ

CHỈ 6 TRIỆU ĐÃ CÓ NƠI "SỐNG VUI - SỐNG KHỎE - SỐNG THỌ

Nhân dịp đầu năm! Viện Dưỡng Lão Nhân Nghĩa hỗ trợ 10 cô chú đầu tiên đăng kí, giảm 50% tất cả phí tại viện (6 - 10 triệu). Cô chú tự phục vụ được chỉ với 6 triệu sẽ an tâm "Sống vui - sống khỏe - sống thọ"

19/02/2024

462 View

🌞 VIỆN DƯỠNG LÃO NHÂN NGHĨA ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT HẤP DẪN TRONG THÁNG KHAI TRƯƠNG 🌞

🌞 VIỆN DƯỠNG LÃO NHÂN NGHĨA ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT HẤP DẪN TRONG THÁNG KHAI TRƯƠNG 🌞

Ưu đãi đặc biệt giảm giá 50% cho tháng đầu tiên và giảm 2tr/người/tháng trong suốt thời gian ở viện khi giới thiệu được người quen vào viện.

13/10/2023

819 View

Viện Dưỡng lão Nhân Nghĩa Uy tín - Chất Lượng Nhất tại Hồ Chí Minh

Viện Dưỡng lão Nhân Nghĩa Uy tín - Chất Lượng Nhất tại Hồ Chí Minh

Viện Dưỡng Lão Nhân Nghĩa là một cơ sở chăm sóc người cao tuổi chuyên nghiệp, tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Viện được thành lập với mục tiêu mang đến sự chăm sóc toàn diện về sức khỏe, tinh thần và đời sống cho những người cao tuổi, đặc biệt là những người không có người thân bên cạnh hoặc có nhu cầu được chăm sóc dài hạn.

15/11/2024

43 View

Chữ hiếu bị phán xét khi gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão

Chữ hiếu bị phán xét khi gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão

Nhiều người khi lập gia đình muốn ở riêng, vậy sao lại cho rằng đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão là không có hiếu. "Tôi đang ráng tiết kiệm để sau có tiền vào viện dưỡng lão, có bạn bè cùng lứa nói chuyện mới vui, sống tập thể, có người chăm lo cơm nước, sức khỏe. Việc này tốt hơn là ở nhà lủi thủi chờ con cháu đi làm đi học về, cũng chỉ nói được vài câu với nhau. Con cháu sau một ngày làm việc cũng rất mệt, cần có không gian, thời gian để nghỉ ngơi và dạy học cho con của chúng. Tôi thấy lâu lâu gặp nhau lại thấy quý, tình cảm lại tốt hơn". Độc giả có nickname npt3591 chia sẻ quan điểm cá nhân sau bài viết Cha mẹ già vào viện dưỡng lão - chữ hiếu thay đổi theo thời gian. Bài viết nhận được nhiều bàn luận của độc giả xoay quanh vấn đề chữ hiếu khi gửi cha mẹ già vào viện dưỡng lão. 'Ba mẹ có vài tỷ đồng tiết kiệm, nhưng không cho các con được' 'Ba mẹ có vài tỷ đồng tiết kiệm, nhưng không cho các con được' Bố mẹ chồng tôi nói số tiền này để dưỡng già, thuê người chăm sóc khi đau yếu để không phiền con cháu. 100 Độc giả Hạnh Bùi cho rằng con cháu khó chu toàn được vấn đề y tế cho cha mẹ già: "Con cái chăm sóc ba mẹ già hoặc thuê người giúp việc toàn thời gian thì cũng chỉ lo được cho ba mẹ về cơm nước, tắm rửa vệ sinh... Riêng vấn đề y tế là không thể đảm đương được. Chăm sóc vết thương, đau nhức... dù rất cố gắng nhưng không thể làm tốt được. Nhất là dưới quê việc thuê nhân viên y tế lại nhà là rất khó khăn, cũng không có đủ chuyên môn cho nhiều loại bệnh". Độc giả Yên nói: "Vào viện dưỡng lão mới có nhiều người cùng độ tuổi bầu bạn buôn chuyện trong khi ở nhà con cái cháu chắt bận rộn cả ngày, tối về khư khư điện thoại, máy tính nên không thời gian giao tiếp với bố mẹ già. Chưa kể con cái đùn đẩy không đứa nào nhận nuôi nên mới có những bài người già cô đơn ngay chính ngôi nhà mình đấy thôi. Không có khuôn vàng thước ngọc cho tất cả mọi người, tùy vào hoàn cảnh mà xử lý cho phù hợp". Già vào viện dưỡng lão như 'trẻ đi trường mầm non' Già vào viện dưỡng lão như 'trẻ đi trường mầm non' Viện dưỡng lão là mô hình chăm sóc người già trong tương lai để chuyên môn hoá và tối ưu nguồn lực xã hội. 49 Đồng quan điểm, độc giả nguoikhongmangho02 chia sẻ: "Con cái thời nay làm đầu tắt mặt tối từ sáng đến chiều, thậm chí đến khuya, lấy đâu thời gian ra chăm và về thăm các cụ? Gửi các cụ vào trong viện dưỡng lão cũng chưa hẳn là bất hiếu. Mỗi người, mỗi nhà một hoàn cảnh. Các cụ vào đó có bạn bè, ăn ngủ, sinh hoạt đúng giờ đúng giấc đôi khi còn tốt hơn ở nhà cứ lầm lũi trông chờ con cháu đi học, đi làm về. Thời đại, hoàn cảnh như vậy nên bản thân tôi sau này cũng nên chấp nhận như vậy. Con cái nếu lo và nhớ thì thì cuối tuần hoặc dăm ba bữa vào thăm, chở về nhà chơi cũng tốt mà". Độc giả Ha Chi đúc kết: "Tôi thấy bạn nào phản đối việc con cái cho bố mẹ vào viện dưỡng lão là mâu thuẫn trong logic. Thời nay văn hóa giao thoa quốc tế, cởi mở khiến tự do cá nhân được ưu tiên hơn, phong cách sống của mỗi người được tôn trọng hơn. Các cô vợ đều muốn sau khi kết hôn thì ra ở riêng để tự quyết định việc nhà cửa, dạy con cái và gia đình nhỏ được riêng tư, và lên án chuyện các ông chồng muốn để vợ ở với bố mẹ mình. Thế tại sao lại bảo con phải ở cùng bố mẹ, và việc cho bố mẹ vào viện dưỡng lão là không có hiếu? Còn nếu các bạn bảo là bố mẹ già yếu thì phải đón về, xin thưa thế thì phải đón bố mẹ cả hai bên nội ngoại về chứ? Nhà nào bây giờ cũng ít con, vợ con một hoặc anh chị em ở nước ngoài thì cũng phải chăm bố mẹ chứ? 'Viện dưỡng lão là giấc mơ xa xỉ khi lương hưu 3-4 triệu' 'Viện dưỡng lão là giấc mơ xa xỉ khi lương hưu 3-4 triệu' Bao nhiêu người con chịu được việc bố mẹ bán hoặc cho thuê nhà để có tiền vào viện dưỡng lão? 42 Ngoài ra, để có mức sống tương đối cho gia đình, chúng ta phải làm việc liên tục từ sáng đến tối, bố mẹ cần được để ý kỹ càng, chăm sóc y tế thì con cái cũng chả có khả năng làm được. Mà cứ cho là có người "ba đầu sáu tay" vừa đi làm vất vả, vừa chăm con cái, vừa cân được tốt các mối quan hệ trong gia đình đi, thì cuộc sống chỉ toàn trách nhiệm như vậy có vui không? Đi làm vất vả để chăm nuôi hai thế hệ trước mình và sau mình thôi chứ bản thân mình phải chờ đến già mời có thời gian tận hưởng à? Suy nghĩ thực tế lên và bớt phán xét chữ hiếu của người khác đi nào. Ai cũng phải sống cho cả bản thân lẫn người thân hết, và không bao giờ có giải pháp nào là hoàn hảo, chỉ có giải pháp phù hợp với người này và không phù hợp với người khác thôi".

22/01/2024

639 View

Nguyên nhân khiến người già bị rối loạn giấc ngủ

Nguyên nhân khiến người già bị rối loạn giấc ngủ

Đa phần những người già, người cao tuổi thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, ít ngủ, khó ngủ vào ban đêm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. . Rối loạn giấc ngủ ở người già Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là căn bệnh khá phổ biến không chỉ riêng Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới. Khi càng lớn tuổi, thói quen sinh hoạt và giấc ngủ cũng thay đổi theo đó. Do vậy, dẫn đến các rối loạn như: Khó ngủ Thời gian ngủ ít hơn Thường xuyên tỉnh giấc từ nửa đêm về sáng Ngủ không ngon giấc Điều này có thể dẫn đến những lo ngại về sức khỏe như tăng nguy cơ mệt mỏi vào ban ngày hoặc thậm chí là ngất xỉu. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở người già Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người già. . Rối loạn giấc ngủ nguyên phát Rối loạn giấc ngủ nguyên phát – không do bệnh lý khác hoặc nguyên nhân tâm thần: Do suy giảm chức năng: hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Khi tuổi càng cao, các tế bào, cơ quan trong cơ thể dần trở nên lão hóa, trong đó các tế bào thần kinh bị hủy hoại và suy giảm chức năng so với người trẻ tuổi gây ra mất ngủ, khó ngủ, luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc ngủ không yên giấc. Ngưng thở hoặc hơi thở bị gián đoạn trong lúc ngủ. Hội chứng chân không yên (RLS): cảm thấy rất muốn cựa quậy chân khi ngủ. Rối loạn tứ chi theo chu kỳ hay còn gọi là chân tay cử động trong vô thức. Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học hoặc chu kỳ ngủ – thức bị gián đoạn. Rối loạn hành vi giấc ngủ REM. Mất ngủ vừa là một triệu chứng, vừa là bệnh. Trầm cảm, lo lắng hay sa sút trí tuệ là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là chứng mất ngủ. . Rối loạn giấc ngủ do các bệnh lý nội khoa Người cao tuổi thường dễ mắc phải các căn bệnh có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ gây rối loạn giấc ngủ, phổ biến nhất là các bệnh về xương khớp mạn tính với các cơn đau nhức tái phát dẫn đến khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc... Ngoài ra các bệnh như viêm phế quản mạn tính, ho kéo dài, hen suyễn; các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng, đầy bụng khó tiêu, tiểu nhiều về đêm, bệnh tiểu đường... cũng dẫn đến mất ngủ, khó ngủ làm ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi. Một nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến giấc ngủ của người lớn tuổi ở Singapore đã chứng minh rằng những người có vấn đề giấc ngủ thường có bệnh lý đi kèm và ít vận động. Các bệnh này gồm: Parkinson, Alzheimer, đau mãn tính, bệnh về tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, rối loạn đi tiểu... Rối loạn giấc ngủ do thuốc Chậm kinh do tác dụng phụ của thuốc Một số loại thuốc có thể gây rối loạn giấc ngủ ở người già. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ở người cao tuổi, chẳng hạn như: Thuốc lợi tiểu cho người bị cao huyết áp hoặc tăng nhãn áp. Thuốc kháng cholinergic dùng cho những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Thuốc hạ áp. Corticosteroid (prednisone) dùng cho người bị viêm khớp dạng thấp. Thuốc chống trầm cảm. Thuốc ức chế histamin trên thụ thể H2 – ví dụ: Zantac hay Tagamet – dành cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc loét dạ dày tá tràng. Thuốc levodopa điều trị Parkinson. Thuốc adrenergic dùng trong tình trạng đe dọa tính mạng như hen suyễn hoặc tim ngừng đập. . Những nguyên nhân khác Do môi trường: ô nhiễm tiếng ồn, không gian ngủ thiếu trong lành, thoáng mát hoặc nơi ở chật chội... cũng là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ, rối loạn giấc ngủ ở người già. Do chế độ ăn, uống, sinh hoạt không hợp lý: đây cũng là một trong những nguyên nhân thường xuyên dẫn đến mất ngủ ở người cao tuổi. Ăn uống không đủ chất, không đúng giờ, đặc biệt là thường xuyên uống rượu bia, các chất kích thích khác (cà phê, trà đặc, nước uống có ga) cũng dễ khiến cho người bệnh bị khó ngủ, mất ngủ. Cùng với việc kết hợp triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị, nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất. nguồn : Vinmac Hãy lựa chọn Dưỡng Lão Nhân Nghĩa để báo hiếu cha mẹ một cách văn minh. VIỆN DƯỠNG LÃO NHÂN NGHĨA “Sống vui-sống khoẻ-sống thọ” -☎️: 0286 272 9444 - 0968 017 032 - Giờ Làm Việc 🕖: 7:00-17:00_T2-CN - Địa chỉ 📍: 540/10 Nguyễn Văn Khối, Phường 9, Gò Vấp, TP.HCM - Email: thanhnhanact@yahoo.com -Website: www.duonglaonhannghia.com #duonglao #duonglaogovap #vienduonglao #vienduonglaonhannghia #suckhoe #nguoicaotuoi #nct #songtho #songvui #songkhoe

08/11/2023

677 View

3 cụ bà hơn 100 tuổi tiết lộ bí quyết sống lâu: Giữ một món đồ chơi bên mình.

3 cụ bà hơn 100 tuổi tiết lộ bí quyết sống lâu: Giữ một món đồ chơi bên mình.

3 cụ bà hơn 100 tuổi tiết lộ bí quyết sống lâu: Giữ một món đồ chơi bên mình. Luôn giữ một món đồ chơi bên cạnh mình (như quả bóng hay móc đan len) là một trong những bí quyết giúp 3 cụ bà người Anh này sống ngoài trăm tuổi. Ba cụ bà Daisy (104 tuổi), Irene (101 tuổi) và Phyllis (103 tuổi) đang sống trong một viện dưỡng lão tại Manor Lodge, Chelmsford, Anh. Các cụ tiết lộ bí quyết sống lâu của mình là luôn giữ một món đồ chơi bên cạnh, như một quả bóng hay móc đan len. Đó là sở thích giúp họ luôn vui vẻ mỗi ngày và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Mỗi người đều đã trải qua những thăng trầm trong cuộc đời, vui buồn hạnh phúc đều có cả. Cả ba bà đều cho rằng, ngoài những món đồ chơi yêu thích thì các bí quyết sống lâu khác của họ là luôn năng động, dành thời gian cho gia đình, tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành... Bà Daisy Taylor tròn 104 tuổi vào tháng 11/2023. Bà luôn tận dụng tối đa thời gian mỗi ngày ở bên những người bạn già trong viện dưỡng lão. Họ cùng nhau sinh hoạt, trò chuyện, tập thể dục thể thao như những người trong gia đình. "Tất cả chúng tôi gặp nhau ở đây để cùng tận hưởng cuộc sống. Tôi luôn thích vận động, di chuyển chứ không thích ngồi một chỗ. Ngồi yên trên ghế không phải là điều mọi người thường nhìn thấy ở tôi", bà Daisy nói. Bà Daisy có 2 con gái, 1 con trai, 10 đứa cháu và 23 đứa chắt. Tất cả con cháu đều thừa nhận bà là người luôn thích vận động. Những người chăm sóc tại viện dưỡng lão cho biết, bà luôn đi lại trong phòng và thực hiện các hoạt động rất nhanh nhẹn. Bà Phyliss cũng là một trong những người lớn tuổi nhất viện dưỡng lão tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào âm nhạc ở đây. Bà thích tập yoga, khiêu vũ, đạp xe, luôn đến các lớp thể dục và tập cùng với mọi người. Còn bà Irene Rankin tự mô tả mình là người dễ tính, hòa đồng và hài lòng với hầu hết mọi thứ. Bà luôn thích hoạt động ngoài trời. "Tôi thích tận hưởng không khí trong lành giữa thiên nhiên hay bờ biển. Tôi nhớ đã đi bộ hàng dặm (1 dặm bằng 1,6km). Các loài động vật và thực vật luôn khiến tôi thích thú vì chúng là những sinh vật sống" , bà Irene kể lại Bà cụ này sinh ra ở Clapton, London, từng là công nhân ngành vải và là đồng nghiệp của bà Daisy. Bà Irene từng là đội trưởng đội bơi lội của trường nên luôn yêu thích bơi và lặn. Nấu ăn và làm vườn cũng là việc bà yêu thích. Một trong những tình yêu lớn nhất trong đời bà là âm nhạc. Bà có thể nghe bất kỳ thể loại âm nhạc nào. Vì thế mà tại viện dưỡng lão, bà luôn nhảy múa mọi lúc. Irene cho biết: "Tôi thích hát theo cách riêng của mình! Âm nhạc luôn mang lại những kỷ niệm đáng yêu và tôi rất thích nó. Khiêu vũ, tiếng cười là những điều khiến tôi sống thọ". Giống như hai người bạn của mình, bà Phyllis Cottrell luôn năng động và không bao giờ ngồi yên một chỗ. Bà yêu thích đan móc và hiện vẫn dạy mọi người đan len ở tuổi 103. Do chồng qua đời sớm, Phyllis đã một mình nuôi con gái trong 4 năm. Sau đó bà tái hôn với người đàn ông tên là Red và có thêm một con gái. Bà kể: "Tôi đã kết hôn hạnh phúc được 73 năm và một trong những thành tựu lớn nhất của tôi là tìm lại được tình yêu với Red". Người phụ nữ này đã làm nhiều công việc khác nhau: Phục vụ bàn ăn, giặt đồ thuê, dọn dẹp, cuối cùng là nhân viên bán hàng. Bà nghỉ hưu ở tuổi 80. Theo bà Phyllis cho biết, lối sống avf chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng. Ngoài ra, giữ ấm cho mình vào mùa đông cũng là một bí quyết giúp sống lâu. Bà giải thích: "Tôi thường nói với bọn trẻ rằng chúng phải ăn rau xanh. Ngoài ra, chỉ cần được ở bên người mình yêu và gia đình là tôi hạnh phúc rồi". Nhật Thùy (Nguồn: Daily Mail) _____________________________________________ Hãy lựa chọn Dưỡng Lão Nhân Nghĩa để báo hiếu cha mẹ một cách văn minh. VIỆN DƯỠNG LÃO NHÂN NGHĨA “Sống vui-sống khoẻ-sống thọ” -☎️: 0286 272 9444 - 0968 017 032 - Giờ Làm Việc 🕖: 7:00-17:00_T2-CN - Địa chỉ 📍: 540/10 Nguyễn Văn Khối, Phường 9, Gò Vấp, TP.HCM - Email: thanhnhanact@yahoo.com -Website: www.duonglaonhannghia.com #duonglao #duonglaogovap #vienduonglao #vienduonglaonhannghia #suckhoe #nguoicaotuoi #nct #songtho #songvui #songkhoe

06/11/2023

578 View

NGƯỜI GIÀ CẦN NHIỀU HƠN NHỮNG ÂN TÌNH

NGƯỜI GIÀ CẦN NHIỀU HƠN NHỮNG ÂN TÌNH

Chúng ta thường quan tâm nhiều về sức khỏe, dinh dưỡng của người cao tuổi hay việc tập luyện, ăn ngủ ra sao mà thôi. Thế nhưng, hạnh phúc của người già cũng quan trọng như sức khỏe, là liều thuốc tinh thần giúp họ vượt qua nỗi cô đơn khi về già, là nỗi khát khao không bao giờ tắt theo thời gian. “Nắm tay nhau thật chặt”. Đã từng khiến cộng đồng mạng ngưỡng mộ là chuyện tình của cặp vợ chồng U80, quen nhau từ lúc lên 5 tuổi. Câu chuyện của ông Huỳnh Duy Tế và bà Nguyễn Thị Út (71 tuổi) sống ở quận Bình Thạnh, TP HCM. Tham gia chương trình Mảnh ghép hoàn hảo, ông bà đã khiến mọi người xúc động khi nghe câu chuyện tình của hai người. Hai ông bà, chồng bị dị tật ở chân từ thời chiến tranh, còn vợ mang trong mình nhiều căn bệnh nhưng nhiều năm qua vẫn nương tựa vào nhau sống, không nhờ vả đến con cái. Hai vợ chồng mưu sinh bằng công việc nhặt ve chai vì không muốn phiền hà đến 3 người con trai đã lập gia đình từ phương xa. Mỗi ngày, họ chỉ bán được 30 - 50 nghìn đồng để chi tiêu, ăn uống. Họ gặp nhau khi mới 5 tuổi nhưng mãi đến năm 17 tuổi mới có duyên gặp lại lần nữa. Vừa gặp cô bạn gái cũ, ông Tế hỏi ngay: “Có nhớ anh không?”. Sau đó, ông về thưa chuyện với ba mẹ để được cưới bà Út. Và như vậy, hai ông bà kết thành đôi, cùng nhau trải qua bao “đắng cay ngọt bùi” của cuộc đời. Ông bà hiếm khi to tiếng với nhau, bà Út hạnh phúc kể rằng hơn 50 năm sống chung ông chưa một lần nặng lời với bà, mỗi khi bà làm sai hay không đúng ý, ông chỉ nhắc nhở: “Cái này sai rồi, lần sau làm lại”. Ông Tế hài hước nhưng cũng thật thà cho biết, bản thân thương vợ và không muốn la mắng vì ông sợ mắng sẽ khiến vợ bỏ đi, ông sẽ không bao giờ tìm được người yêu mình và hi sinh vì gia đình như bà. Ông tâm sự: “Vợ chồng giận hờn là chuyện đương nhiên, ai cũng gặp phải. Nhưng cứ chồng giận bà ấy đi theo năn nỉ, đến khi tôi vui mới thôi”. Những năm qua, dù cuộc sống vật chất khó khăn, nhưng ông bà vẫn sống hạnh phúc, vui vẻ bên nhau. Ông Tế nắm tay vợ âu yếm: “Mình sống với nhau như vậy là êm đềm, chỉ chờ đến ngày tàn thôi”. Cứ như vậy ông bà đã ở bên nhau hơn 50 năm có lẻ nhưng tình yêu của họ dường như chưa bao giờ phai nhạt theo thời gian. Niềm hạnh phúc của họ không đến từ vật chất xa hoa mà đến từ tấm chân tình quý giá hai người dành cho nhau. Dù cuộc sống có vất vả, khó khăn với đủ nỗi lo cơm áo gạo tiền hay bệnh tật nhưng nhờ có lửa hồng hạnh phúc luôn thắp sáng trong ngôi nhà mà ông bà có thể cùng nhau vượt qua tất cả. Có một người yêu thương, chia sẻ mọi vui buồn của cuộc sống đã là một điều hạnh phúc, nhưng mọi chuyện sẽ còn tuyệt vời và hạnh phúc hơn rất nhiều khi tìm được một người để nắm tay đi đến trọn đời. Có lẽ vì thế mà người ta luôn nói: Tình yêu tuổi già là thứ tình yêu đáng trân trọng nhất, vì trải qua bao sóng gió họ vẫn sánh bước bên nhau, người già nhưng tình vẫn còn trẻ mãi. Bên cạnh tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình, mối tâm giao tình bạn cũng là yếu tố hỗ trợ tinh thần rất quý giá với người cao tuổi, giúp cuộc sống trở nên bớt cô đơn, ấm áp và có ý nghĩa hơn. Tìm được người bạn thân là điều chẳng mấy dễ dàng, đôi khi cả một đời người cũng không kiếm được. Vì vậy tình bạn lúc về già thật sự là rất đáng trân trọng ở cái tuổi xế chiều này. Còn nhớ tháng 1/2021, cư dân mạng truyền tay nhau bộ ảnh dễ thương của đôi bạn già ở Đà Lạt. Chơi với nhau từ thời nhỏ xíu rồi trở thành thông gia, 2 cụ bà đã chụp kỷ niệm bộ ảnh lần đầu đi chơi chung ở Đà Lạt đánh dấu 60 năm tình bạn bền chặt. Theo tìm hiểu, hai nhân vật chính trong bộ ảnh là bà Mai Thị Hoa (68 tuổi) và bà Nguyễn Thị Ba (72 tuổi), cả hai bà đều là những người bạn thân từ nhỏ vì ở chung một xóm. Đến khi trưởng thành có chồng, có con vẫn ở gần bên. Con cái hay qua lại hai bên chơi, dần dần con của hai bà cảm mến rồi kết đôi với nhau. Từ đó hai người bạn thân trở thành thông gia đã gần 30 năm. Với hai bà, đối phương không đơn thuần là bạn, mà còn là tri kỷ. Bà Hoa chia sẻ: “Tính bà ấy tốt lắm nên chúng tôi mới thương mến nhau đến tận bây giờ. Sống ở đời đâu dễ tìm được một người bạn như vậy, nên quý nhau lắm đó”. Trong chuyến du lịch Đà Lạt lần này, hai bà đi cùng hơn 20 con, cháu trong vòng 2 ngày. Hai bà đã một cuộc đi chơi thật nhiều kỷ niệm bên con cháu và cũng là cột mốc đánh dấu tình bạn của hai bà. “Ở đó vui lắm, nhất là được đi nhiều chỗ với chị sui thì còn gì bằng. Đây là chuyến đi mà có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ quên”, bà Hoa bộc bạch. Cũng giống như tình yêu, tình bạn không chỉ đẹp khi ở tuổi thanh xuân, nó còn là một điều vô cùng tuyệt vời của cuộc sống khi tuổi già. Tình bạn của người già là những lời động viên nhau mạnh khỏe từng ngày, cùng nhau kể về con cháu vào những lúc nhớ chúng da diết mà không biết nói cùng ai. Trở thành những người tri kỷ, sáng dậy tìm nhau uống tách trà, dắt tay nhau đi dạo công viên, nói về những điều đã qua, mệt thì lại ngồi nghỉ. Hay nếu được thì cùng nhau đi du lịch, cùng nhau trải qua những điều mà hồi trẻ chưa thực hiện được. Hạnh phúc của người già chỉ giản đơn như vậy thôi, họ chẳng cần gì nhiều. Họ chỉ cần có những người thân thiết bên cạnh vì khi ấy họ bỗng hóa thành một đứa trẻ, yếu mềm cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Vậy nên ngoài tình cảm con cái dành cho họ thì họ cần lắm người bạn đời và cả người bạn thân bên cạnh, niềm hạnh phúc khi ấy là vô giá. _____________________________________ VIỆN DƯỠNG LÃO NHÂN NGHĨA “Sống vui-sống khoẻ-sống thọ” -☎️: 0286 272 9444 - 0968 017 032 - Giờ Làm Việc 🕖: 7:00-17:00_T2-CN - Địa chỉ 📍: 540/10 Nguyễn Văn Khối, Phường 9, Gò Vấp, TP.HCM - Email: thanhnhanact@yahoo.com -Website: www.duonglaonhannghia.com #duonglao #duonglaogovap #vienduonglao #vienduonglaonhannghia #suckhoe #nguoicaotuoi #nct #songtho #songvui #songkhoe

03/11/2023

605 View

ĐỪNG ĐỂ NGƯỜI CAO TUỔI PHẢI SỐNG CÔ ĐƠN

ĐỪNG ĐỂ NGƯỜI CAO TUỔI PHẢI SỐNG CÔ ĐƠN

ĐỪNG ĐỂ NGƯỜI CAO TUỔI PHẢI SỐNG CÔ ĐƠN . Người cao tuổi muốn có cuộc sống thật giản đơn, muốn có người thân chăm sóc lúc tuổi già, tuy nhiên điều đó hiện tại diễn ra như thế nào? Gia đình là tổ ấm, là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mẹ cha là người sinh thành dưỡng dục chúng ta. Tình cha mẹ dạt dào như biển cả bao la, con cái có thể bỏ cha mẹ bơ vơ để họ tuổi xế chiều sớm hôm hiu quạnh, nhưng cha mẹ nào có bỏ rơi con. Người xưa có câu”Cha mẹ nuôi con như biển hồ lay láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày” quả thật không sai! Nước mắt lúc nào cũng chảy xuống mà, thuở nhỏ cha mẹ sinh con ra mừng vui khôn xiết, hai vợ chồng trẻ nâng niu những đứa con xem như một Báo vật, một gia tài lớn nhất của mình, sợ con đói, con lạnh, sợ chân con lấm bùn, một nốt muỗi đốt cha mẹ cũng suýt xoa. Đến lúc con ngủ say rồi mà vẫn muốn ngắm nhìn không muốn rời mắt, con ho con sốt cha mẹ thức suốt đêm thâu, thắt tha thắt thẻo đứng ngồi không yên, khi con lớn lên, trưởng thành thì cha mẹ lại già, rồi lại quá già, già đến nỗi lú lẫn như một đứa trẻ, có lúc cha mẹ lại làm cho con cái phải phiền lòng, phải khó chịu, hiếu đạo là đây, là lúc này đây. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, người có rất nhiều con, những mười đứa con nhưng nó lại nhường nhau chăm cha mẹ, nhà có nhiều tiền, có công ty lớn thì không có thời gian để thăm cha mẹ, đành thuê người giúp việc để chăm, mẹ cha có vấn đề gì đều tâm sự với người làm! Khó khăn là vậy đó, có nhà hoàn cảnh quá nghèo khó, gia đình chỉ có một đứa con, anh phải đi làm thuê kiếm tiền về nuôi cha mẹ, vì vậy ở nhà còn lại một người già chăm sóc một người già thật là đáng thương. Có nhiều gia đình chăm sóc cha mẹ rất tốt, rất tỉ mĩ từng li từng tí, từng miếng ăn giấc ngũ. Cha mẹ cảm thấy rất ấm lòng khi được con mình chăm sóc tốt lúc tuổi già, nếu ai mai mắn còn có cha mẹ người đó quả rất là hạnh phúc ví như có một bông hoa hồng cài trên áo, giống như ý nghĩa của câu ca dao “Còn cha gót đỏ như son, cha mà mất sớm gót con dính bùn”. Chúng ta hãy cố gắng đền đáp công ơn cha mẹ bởi “ Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Nếu ai đó đang lạc lỏng, còn thờ ơ ở một phương hướng nào khác thì xin hãy mau mau quay về, quay về ngay để tìm lại một chút gì đó, vâng ! một chút gì đó để giúp cho cuộc sống của người cao tuổi lúc xế chiều có được một niềm vui nho nhỏ, niềm hạnh phúc ngắn ngủi, một niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống này quả thật là rất quý giá và đầy ý nghĩa. Hãy dành thật nhiều thời gian bên cạnh yêu thương chăm sóc cha mẹ, đừng để khi mất cha mẹ rồi thì muốn báo hiếu cũng không còn cơ hội, đến lúc mất mẹ thì mới thấm thía” Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi, ngó không thấy mẹ bùi ngùi nhớ thương” đừng để khi mất đấng sinh thành mới thấy hối tiếc thì đã muộn màng. _______________________ Hãy lựa chọn Dưỡng Lão Nhân Nghĩa để báo hiếu cha mẹ một cách văn minh. VIỆN DƯỠNG LÃO NHÂN NGHĨA “Sống vui-sống khoẻ-sống thọ” -☎️: 0286 272 9444 - 0968 017 032 - Giờ Làm Việc 🕖: 7:00-17:00_T2-CN - Địa chỉ 📍: 540/10 Nguyễn Văn Khối, Phường 9, Gò Vấp, TP.HCM - Email: thanhnhanact@yahoo.com -Website: www.duonglaonhannghia.com #duonglao #duonglaogovap #vienduonglao #vienduonglaonhannghia #suckhoe #nguoicaotuoi #nct #songtho #songvui #songkhoe

02/11/2023

615 View

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

Có một thực tế là tâm lý Người cao tuổi rất sợ sự neo đơn và cô độc. Khi người ta già đi, nhất là lúc phải chứng kiến những người thân và bạn bè lần lượt ra đi, Người cao tuổi rất dễ lâm vào hoàn cảnh muốn thu mình lại giữa thế giới rộng lớn, giảm khả năng muốn tiếp xúc với môi trường xung quanh. Thứ họ cần nhất lúc này, đó chính là những người bạn đồng niên có thể cùng tâm sự, trò chuyện mỗi ngày, điều mà những người con khó có thể làm được trong cuộc sống hiện nay. Việc tổ chức cho Người cao tuổi một môi trường sống lành mạnh, vui vẻ đóng vai trò rất lớn trong công tác chăm sóc Người cao tuổi trong các cơ sở dưỡng lão. Các buổi sinh hoạt cộng đồng được tổ chức phải có nhiều hoạt động phù hợp dành cho Người cao tuổi, ví dụ như các trò chơi: truyền bóng; tô màu cho tranh; tô tượng; tập dân vũ dành cho Người cao tuổi; ….. Và quan trọng hơn đó là một không khí thật sôi nổi, giúp cho các cụ không cảm thấy chán nản mỗi khi các hoạt động tập thể diễn ra. Phải nói rằng, Người cao tuổi khi được hoạt động tập thể sẽ có một tinh thần và sức khỏe hoàn toàn khác so với các cụ ít vận động hơn. Khi được tiếp xúc với các hoạt động, các trò chơi, thông qua hoạt động trí não và vận động tay chân, Người cao tuổi sẽ cảm thấy khoan khoái và vui vẻ hơn, đồng thời nâng cao sức khỏe về mọi mặt. ______________________________ Hãy lựa chọn Dưỡng Lão Nhân Nghĩa để báo hiếu cha mẹ một cách văn minh. VIỆN DƯỠNG LÃO NHÂN NGHĨA “Sống vui-sống khoẻ-sống thọ” -☎️: 0286 272 9444 - 0968 017 032 - Giờ Làm Việc 🕖: 7:00-17:00_T2-CN - Địa chỉ 📍: 540/10 Nguyễn Văn Khối, Phường 9, Gò Vấp, TP.HCM - Email: thanhnhanact@yahoo.com -Website: www.duonglaonhannghia.com #duonglao #duonglaogovap #vienduonglao #vienduonglaonhannghia #suckhoe #nguoicaotuoi #nct #songtho #songvui #songkhoe

01/11/2023

543 View

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA CAO HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA CAO HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI.

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tăng huyết áp nhưng người cao tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn. Nguyên nhân và cách phòng ngừa cao huyết áp ở người cao tuổi Theo thống kê, gần ¾ là người có độ tuổi từ 70 trở lên bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng có thể để lại những hậu quả xấu cho người bệnh. Những biến chứng đó có ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất của gia đình bệnh nhân và xã hội. Hàng năm chúng ta phải chi một khoản kinh phí rất lớn, tới cả ngàn tỷ đồng để trực tiếp điều trị bệnh và phục vụ những người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim… Người bình thường huyết áp dưới 120/ 80 mmHg, được gọi là tăng huyết áp khi chỉ số đo huyết áp từ trên hoặc bằng 140/90mmHg. Tuy vậy, ở người huyết áp bình thường thì trong 1 ngày, đêm (24 giờ), lúc ngủ huyết áp đỉnh sẽ thấp hơn lúc làm việc khoảng 20mmHg, cao hơn đỉnh lúc buổi chiều là 10%. Có nhiều yếu tố nguy cơ cao có thể dẫn đến tăng huyết áp ở người cao tuổi như bị bệnh tiểu đường, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, béo phì hoặc có rối loạn chuyển hóa mỡ máu (cholesterol, tryglicerit), xơ vữa động mạch. Ngoài ra, tăng huyết áp có thể do di truyền, lười vận động, thói quen ăn mặn, căng thẳng trong cuộc sống (stress), …. Để phòng ngừa tăng huyết áp cũng như góp phần điều trị bệnh tăng huyết áp. Sau đây là những cách để phòng tránh bệnh tăng huyết áp: Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì: Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng >85cm ở nữ và >98cm ở nam) cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Chế độ ăn uống Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau. Ăn 3 bữa một ngày, nên tăng cường ăn các loại thức ăn giàu kali như giá đỗ, chuối chín, các loại đậu, khoai sọ, ngô, khoai tây. Để hạn chế xơ vữa động mạch thì nên ăn thêm các loại thực phẩm có chứa chiều vitamin C, vitamin PP như các loại quả chín (cam, quýt, bưởi, xoài) hoặc ăn nhiều rau (rau dền, rau ngót, rau đay, rau sam). Vì chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Không dùng nhiều mỡ và chất ngọt, ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng… Hàng ngày nên ăn khoảng 55-85g các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua…Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân. Thay vì ăn thịt thì nên ăn cá vì trong cá có các loại protein làm giảm huyết áp. Trong 1 tuần nên ăn nhiều cá hơn thịt. Đối với thịt đỏ (thịt trâu, bò, dê, ngựa), nên ăn hạn chế hoặc không ăn. Hạn chế ăn nhiều thịt gà: Thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, nhất là người cao huyết áp. Người cao huyết áp ăn nhiều thịt gà sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Không nên ăn nhiều protein động vật: Người bị huyết áp cao không nên dùng phủ tạng động vật (như gan, tim, bầu dục…) vì trong quá trình trao đổi, chất này sinh ra độc tố làm huyết áp bất ổn. Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi: Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ. Hạn chế dùng các loại nước ngọt có ga, các loại bia vì có hàm lượng natri còn cao hơn so với nhiều loại thực phẩm công nghiệp khác. Bột nở, bột nổi, các loại bột làm sủi bọt cũng thuộc nhóm muối gốc natri vì vậy không nên dùng nhiều. Bỏ những thói quen xấu như hút thuốc,cà phê,chè đặc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Hạn chế hoặc kiêng uống rượu bia: Nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng, nhưng nếu uống nhiều dễ làm tăng huyết áp. Chế độ tập luyện thể dục, thể thao: Nên tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, không nên tập những động tác mạnh, khó; tùy theo sức và điều kiện của từng người mà lựa chọn hình thức tập cho phù hợp. Chế độ sinh hoạt và làm việc: Bảo đảm ngủ đủ giấc, giữ được tâm hồn thanh thản, tránh stress, căng thẳng thần kinh. Các hoạt động thể lực có thể giúp bạn điều đó. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp cần điều trị liên tục ngay cả khi cảm thấy khỏe, kiểm tra huyết áp định kỳ (có thể sử dụng máy đo huyết áp tại nhà), có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc. Điều chỉnh lối sống để phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp là việc hoàn toàn có thể thực hiện ở gia đình, là phương pháp không tốn kém, qua đó giảm được bệnh tật, tử vong và các nguy cơ cho người mới bị tăng huyết áp, là cơ hội tốt để ngăn chặn bệnh tăng huyết áp và các biến chứng của nó. Kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có những yếu tố nguy cơ về tim mạch là hết sức cần thiết và quan trọng để phòng bệnh tăng huyết áp và các tai biến do bệnh này gây nên, giảm đáng kể tử vong do tai biến của bệnh tăng huyết áp. LIÊN HỆ CHÚNG TÔI: ► Hotline: 0919 151 062 ► Email: thanhnhanact@yahoo.com ► Website: duonglaonhannghia.com ► Địa chỉ: 540/10 Nguyễn Văn Khối, Phường 9, Gò Vấp, TP.HCM

30/10/2023

572 View

GÁNH NẶNG BỆNH CÚM Ở NGƯỜI CAO TUỔI

GÁNH NẶNG BỆNH CÚM Ở NGƯỜI CAO TUỔI

GÁNH NẶNG BỆNH CÚM Ở NGƯỜI CAO TUỔI. Đại dịch COVID-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội và dường như tác động đến cả diễn biến tự nhiên của các bệnh truyền nhiễm khác, trong đó có bệnh Cúm. Cúm đang xuất hiện không còn theo mùa và tác động đến tất cả các nhóm đối tượng, đặc biệt ở nhóm người cao tuổi và gây ra những hệ lụy không nhỏ. Cao tuổi gắn liền với suy giảm miễn dịch, suy nhược và đa bệnh mạn tính Dễ nhận thấy khi càng có tuổi, chúng ta bị ốm nhiều hơn so với ngày còn trẻ? Khi thời tiết thay đổi cơ thể sẽ ngay lập tức cảm thấy có vấn đề? Và để trở lại bình thường cũng cần nhiều thời gian hơn so với trước đây? Đó chính là do sự yếu đi của hệ miễn dịch theo thời gian Cùng với sự suy giảm miễn dịch, suy nhược (còn gọi là suy yếu) là tình trạng gắn liền với tuổi già. Suy nhược thường đặc trưng bởi giảm sức mạnh cơ bắp và mệt mỏi. Theo số liệu nghiên cứu từ Đại họcY khoa Nam Carolina (Hoa Kỳ) Khoảng 10% người trên 65 tuổi sống trong tình trạng ốm yếu. Con số này tăng lên từ 25% đến 50% đối với những người trên 85 tuổi. Phụ nữ có tỷ lệ mắc chứng suy nhược cao hơn nam giới - có thể do chính việc phụ nữ có xu hướng sống thọ hơn nam giới và do đó ảnh hưởng của tuổi tác cũng khiến phụ nữ dễ trở nên ốm yếu hơn. Không những chỉ có suy yếu của hệ miễn dịch và mắc chứng suy nhược, người cao tuổi còn đối mặt với tình trạng đa bệnh lý mạn tính. Tuổi càng cao, số bệnh mạn tính cùng mắc ở người cao tuổi càng nhiều. Nghiên cứu của Trung tâm chăm sóc và dịch vụ Y khoa, Baltimore (Hoa Kỳ) cho biết. Ở lứa tuổi dưới 65 đã có hơn 45% người mắc bệnh mạn tính, nhưng chỉ có dưới 30% người mắc từ 2-3 bệnh mạn tính. Tỷ lệ số người mắc từ 2-3 bệnh mạn tính tăng lên đến 35% ở lứa tuổi từ 65-84 tuổi. Còn ở lứa tuổi trên 85 có đến 30% người cao tuổi mắc từ 4-5 bệnh mạn tính, thậm chí trên 25% mắc đến trên 6 bệnh cùng một giai đoạn. Mười bệnh mạn tính ở người từ 65 tuổi trở lên theo thứ tự thường gặp có thể kể đến là Cao huyết áp; Tăng cholesterol; Viêm khớp; Thiếu máu cơ tim cục bộ; Tiểu đường; Bệnh thận mạn tính; Suy tim; Trầm cảm; Alzheimer và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Gánh nặng bệnh cúm ở người cao tuổi Chỉ các vấn đề về sức khỏe như đã kể trên cũng đã là một gáng nặng rất lớn đối với người già kề cả thể chất, tâm lý và xã hội. Nhưng nếu mắc thêm một bệnh nhiễm trùng, tưởng như rất bình thường, như bệnh cúm thì gánh nặng ở người cao tuổi còn tăng lên gấp nhiều lần. Bệnh cúm với vai trò gây bệnh và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp là nguyên nhân làm bùng phát các đợt viêm phổi, viêm phế quản cấp ở người cao tuổi. Các nhiễm trùng ở tai, ở xoang là tình trạng gặp thường xuyên khi có các đợt cúm tấn công. Ở những người đã có hen hay COPD thì mỗi lần nhiễm cúm là gần như chắc chắn có cơn hen cấp hay đợt COPD kịch phát. Với COPD hay hen sau mỗi một đợt diễn biến cấp/kịch phát là thêm một lần chức năng hô hấp xấu đi, làm gia tăng mức độ nặng và dần dần dẫn đến mất kiểm soát trong điều trị. Bên cạnh tác động trực tiếp đến tình trạng bệnh lý ở hệ hô hấp, Cúm còn gây ảnh hưởng gián tiếp đến rất nhiều cơ quan. Đối với tim mạch, thông qua cơ chế kích thích hệ thống đáp ứng viêm, hệ thống miễn dịch làm tăng sinh các Cytokine (chất trung gian sinh ra từ quá trình đáp ứng viêm). Cùng với việc kích thích hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động mạnh. Dẫn đến hệ quả là tăng nhu cầu oxy nhưng lại làm giảm cung cấp oxy cho cơ tim, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ suy tim Theo số liệu công bố trên Tạp chí Y học Anh (New England Journal of Medicine) theo dõi trên những người nhập viện vì đau tim cho thấy "nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng gấp 6 lần trong tuần đầu sau khi nhiễm Cúm". Một số liệu khác công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (JACC) cho biết ở bệnh nhân suy tim khi nhiễm Cúm nguy cơ suy hô hấp phải thở máy cao hơn gần gấp 2 lần và tỷ lệ tử vong cao gấp 1,15 lần. Như vậy, ở người cao tuổi là đối tượng đã sẵn có tình trạng suy nhược theo tuổi, suy giảm hệ thống miễn dịch và có nhiều bệnh nền. Tình trạng sức khỏe sẽ trầm trọng hơn rất nhiều khi mắc Cúm. Nguy cơ nhập viện tăng cao, nguy cơ tử vong cũng tăng cao. Và kể cả khi tính mạng chưa bị đe dọa thì rất nhiều hệ lụy khác cũng sẽ phát sinh. Một trong những vấn đề đó là sự mất tính độc lập, mất tính tự chủ của người cao tuổi (người cao tuổi bị lệ thuộc các chức năng và hoạt động kể cả nhu cầu cơ bản). Rõ ràng việc dự phòng, hạn chế tối đa để người cao tuổi mắc Cúm là rất cần thiết.

30/10/2023

577 View

CHĂM SÓC HỆ THẦN KINH Ở NGƯỜI CAO TUỔI

CHĂM SÓC HỆ THẦN KINH Ở NGƯỜI CAO TUỔI

So với khi 20 tuổi, ở tuổi 90, trọng lượng của não giảm 10 - 20% làm cho não bị teo dần, rõ nhất tại các vùng trán, đỉnh và thái dương. Khối lượng não bị giảm đi phản ánh số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít đi, cũng như mỗi tế bào thần kinh cũng có thể bị teo đi. Đặc biệt, số lượng tế bào thần kinh có thể giảm tới 50% ở vỏ não.

10/10/2023

575 View