SA SÚT TRÍ TUỆ, ALZHEIMER

SA SÚT TRÍ TUỆ, ALZHEIMER

Nơi An Dưỡng Hạnh Phúc Tuổi Già

Ngày đăng: 06/09/2023 03:23 PM

    Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Sa Sút Trí Tuệ Ở Người Cao Tuổi

    Sa sút trí tuệ là một loại bệnh lý nguy hiểm với các triệu chứng liên quan đến trí nhớ, suy nghĩ cùng khả năng vận động xã hội. Căn bệnh này không chỉ tác động lên nhận thức và tư duy, mà nó còn khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi của mình. Do đó, nhằm giúp bạn có thể nhanh chóng phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, trong bài viết dưới đây, Viện dưỡng lão Nhân Nghĩa sẽ chia sẻ cho bạn tất tật tật các thông tin liên quan đến bệnh lý này. Cùng theo dõi ngay nhé! 

    Bệnh sa sút trí tuệ là gì? 

    Sa sút trí tuệ (Dementia) là một hội chứng suy giảm trí nhớ thường gặp ở người già

    Sa sút trí tuệ (Dementia) hay còn được gọi là mất trí, đây là một hội chứng suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Căn bệnh này không chỉ tác động xấu đến thể chất, tâm lý xã hội và kinh tế của người mắc bệnh mà còn cả với những người chăm sóc họ.

    Sa sút trí tuệ không hẳn là một loại bệnh lý cụ thể vì nó có thể khởi phát từ nhiều căn bệnh khác nhau. Chứng bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi nhiều hơn, song bệnh này lại không phải là một quá trình lão hóa bình thường mà còn là hậu quả một số yếu tố bệnh tật. Bệnh Elzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay khi chiếm 60 – 70% người mắc bệnh.

    Ngoài ra, những yếu tố có nguy cơ gây giảm sút trí tuệ còn có thể kể đến như do béo phì tăng  ở tuổi trung niên, huyết áp thấp ở người cao tuổi, đái tháo đường, nhồi máu não đa ổ, tăng mỡ máu, thói quen uống rượu bia hoặc dùng chất kích thích,….

     

    Sự khác nhau giữa chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer - Phần 1 | VIAM

    Nguyên nhân bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 

    Thông thường, bệnh suy giảm trí tuệ sẽ liên quan đến mất trí nhớ và nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này có thể kể đến như sau:

    • Do suy giảm chức năng tuần hoàn não khiến dòng máu không thể lưu thông để cung cấp đủ máu, oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho não bộ.
    • Tế bào thần kinh bị thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến các hoạt động bị cản trở không thể thực hiện được.
    • Não bộ từng gặp tổn thương bởi một số tác động như: Chấn thương, nhiễm chất độc,… 

    Để xác định chính xác nguyên nhân cũng như biết được người bệnh có đang mắc chứng sa sút trí tuệ hay không? Bạn cần đưa người bệnh tới chuyên khoa nội thần kinh ở các cơ sở y tế để thăm khám, sau khi chẩn đoán và kết luận chính xác, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn về phác đồ điều trị sa sút trí tuệ phù hợp.

    Dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ ở người già 

    Người già bị suy giảm trí tuệ thường có chứng hay quên

    Dấu hiệu của bệnh giảm sút trí tuệ ở người cao tuổi rất khó nhận biết, đặc biệt là ở giai đoạn mới chớm bệnh, dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể:

    • Suy giảm trí nhớ: Người bệnh hay quên, không thể nhớ những thông tin cũ hoặc lưu giữ những dữ liệu mới.
    • Suy giảm khả năng ngôn ngữ: Người mắc bệnh đột ngột quên những từ ngữ đơn giản, thường sử dụng hoặc dùng từ ngữ không đúng. Hay gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ, khả năng nói không lưu loát.
    • Suy giảm chức năng điều hành: Người bệnh gặp khó khăn trong các vấn đề liên quan đến tư duy, giảm khả năng phán xét và đánh giá. 
    • Giảm tần suất thực hiện các hoạt động chức năng: Tùy vào mỗi trường hợp mắc bệnh, mà bệnh nhân sẽ có biểu hiện giảm dần các hoạt động sinh hoạt cơ bản hàng ngày.
    • Sa sút tinh thần: Khi bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi ngày càng tiến triển nặng, người bệnh thường thụ động hoặc thờ ơ với môi trường sống xung quanh. Trường hợp nghiêm trọng có thể mất khả năng kiềm chế, nói năng lung tung, dễ bị kích động, gặp các vấn đề ảnh hưởng tới tinh thần và chất lượng cuộc sống.

     

    Hội chứng sa sút trí tuệ - Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

    Các biến chứng của bệnh sa sút trí tuệ 

    Sa sút trí tuệ có thế dẫn đến biến chứng viêm phổi ở người già

    Khi mắc hội chứng suy giảm trí tuệ, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng chức năng não bị suy giảm kéo dài, gây mất trí nhớ, giảm khả năng giao tiếp,… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể mắc một số biến chứng như:

    • Dinh dưỡng kém: Nhiều người mắc bệnh giảm sút trí tuệ thường dẫn đến lười ăn hoặc bỏ ăn do bị mất phản xạ nhai, nuốt. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất hoặc suy dinh dưỡng, đồng thời càng làm cho chứng sa sút trí tuệ thêm nghiêm trọng thậm chí làm giảm tuổi thọ.
    • Viêm phổi: Việc khó nuốt do sa sút trí tuệ sẽ làm tăng nguy cơ mắc nghẹn hoặc hút thức ăn vào phổi, gây tắc thở và mắc bệnh viêm phổi.
    • Không thể tự chăm sóc bản thân: Nếu tình trạng mất trí tiến triển nhanh, người bệnh sẽ không thể sinh hoạt bình thường như tắm, mặc quần áo, đánh răng, chải tóc, dùng thuốc hay thậm chí là đi vệ sinh nếu không có người thân hỗ trợ.
    • Mất an toàn: Người mắc chứng suy giảm trí tuệ thường hay gặp các vấn đề gây mất an toàn cho bản thân trong một số tình huống chẳng hạn như lái xe, nấu ăn hay đi bộ một mình.
    • Tử vong: Giảm sút trí tuệ giai đoạn cuối có thể bị nhiễm trùng khiến người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong.

    Cách điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

    Chữa trị bệnh suy giảm trí tuệ cho người già bằng thuốc

    Theo thống kê, hầu hết các trường hợp mắc chứng mất trí đều không thể chữa trị triệt để . Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế các triệu chứng phát bệnh bằng cách dùng thuốc điều trị sa sút trí tuệ và kết hợp cùng những phương pháp sau đây:

    • Trị liệu nghề nghiệp: Đây là cách điều trị bệnh phổ biến nhất hiện nay, với phương pháp này nhà trị liệu chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn các hành vi đối phó và tạo cảm giác an toàn cho người bệnh. Mục đích của phương pháp điều trị này là giúp bệnh nhân tránh khỏi những tai nạn như: Té ngã, hành vi không kiểm soát,….
    • Điều chỉnh môi trường sinh hoạt: Người nhà bệnh nhân cần áp dụng phương pháp này để giúp người bệnh hoạt động một cách dễ dàng và tập trung hơn. 
    • Đơn giản hóa các nhiệm vụ cho người bệnh: Bạn nên tiến hành chia nhiệm vụ cần thực hiện thành những bước nhỏ và cụ thể để bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể tập trung hoàn thành chúng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

     

    Sa sút trí tuệ ngày càng tăng nhanh - Tuổi Trẻ Online

    Phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ ở người già như thế nào?

    Rèn luyện trí não cho người già bằng cách đọc sách

    Trên thực tế, bệnh mất trí không thể chữa khỏi, do vậy việc phòng ngừa có ý nghĩa quan trọng giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi chứng bệnh nguy hiểm này, cụ thể như sau:

    • Nên rèn luyện trí não bằng các hoạt động kích thích tinh thần như đọc sách, giải câu đố, chơi trò chơi chữ để trì hoãn sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ, cũng như làm giảm tác động của bệnh.
    • Hoạt động thể chất và tương tác xã hội bằng cách tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, hạn chế ngồi lâu để trì hoãn sự khởi phát của bệnh và giảm các triệu chứng sa sút trí tuệ.
    • Không hút thuốc lá, dùng chất kích thích để tránh làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và các bệnh về tim mạch đồng thời cải thiện sức khỏe.
    • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin đặc biệt là vitamin D trong máu để làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác. Bên cạnh đó, vitamin B và C cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh này.
    • Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch cao như: Huyết áp cao, tiểu đường không kiểm soát,… đây là nguyên nhân chính gây nên suy giảm trí tuệ. Do đó, bạn cần điều trị huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường sớm nếu không may mắc phải.
    • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh giàu trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và axit béo omega-3 để tăng cường sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc các chứng sa sút trí tuệ.
    • Ngủ đủ và ngon giấc từ 8 tiếng mỗi đêm để giúp tinh thần và trí não khỏe mạnh, tránh để tình trạng mất ngủ, khó ngủ làm thần kinh suy yếu gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là làm tăng nguy cơ mắc bệnh giảm sút trí tuệ.

     

    Cách giảm gánh nặng cho người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

    Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sa sút trí tuệ tại viện dưỡng lão Nhân Nghĩa 

    Có thể nói, sa sút trí tuệ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của cả người bệnh lẫn người chăm sóc. Thấu hiểu điều đó, Viện dưỡng lão Nhân Nghĩa đã cho ra đời dịch vụ chăm sóc người cao tuổi bị bệnh sa sút trí tuệ để phần nào có thể san sẻ nỗi lo với gia đình. Chúng tôi hiện đang sở hữu một đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng đều được đào tạo chuyên môn sâu nên có thể chăm sóc và hỗ trợ người già một cách ân cần và chu đáo nhất.

    Đa số những người già mắc bệnh sa sút trí tuệ đều dễ bị kích động do không thực hiện được mong muốn và nhiệm vụ mà bản thân đề ra. Vì vậy khi chăm sóc, Viện dưỡng lão Nhân Nghĩa luôn cố gắng giúp bệnh nhân thực hiện những công việc trong kế hoạch vào khoản thời gian bệnh nhân tỉnh táo nhất. 

    Chúng tôi cũng sẽ thường xuyên trò chuyện, hỏi thăm, lắng nghe và chia sẻ để người cao tuổi luôn có tinh thần thoải mái và vui vẻ. Viện dưỡng lão Nhân Nghĩa xin cam kết sẽ mang đến cho bệnh già mắc chứng sa sút trí tuệ một môi trường sinh sống lành mạnh, đồng thời, chúng tôi sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ phục hồi cho người bệnh sớm nhất có thể để các cụ có thể sinh hoạt lại bình thường. 

    Lời kết 

    Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, một bệnh lý nghiêm trọng làm suy giảm trí nhớ. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như tìm được cách điều trị phù hợp cho người thân của mình.

    Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sa sút trí tuệ xin vui lòng liên hệ đến Viện dưỡng lão Nhân Nghĩa để được tư vấn trực tiếp.

     

     

    Thông Tin Liên Hệ:

    ► Hotline: 0968 017 032

    ► Email: thanhnhanact@yahoo.com

    ► Website: duonglaonhannghia.com

    ► Địa chỉ: 540/10 Nguyễn Văn Khối, Phường 9, Gò Vấp, TP.HCM

    Chia sẻ: